thớt là gia dụng không thể thiếu trong mọi không gian bếp. vậy chọn mua thớt thế nào cho an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng? cùng tham khảo bài viết sau đây ngay.

Chọn kích thước thớt phù hợp với không gian bếp

Chọn kích cỡ thớt phù hợp với không gian bếp

- Chọn 1 chiếc thớt kích thước quá lớn sẽ chiếm diện tích, khó sử dụng, gây khó khăn trong việc vệ sinh trong bồn rửa cũng như bảo quản chúng.

- Mách bạn nên chọn 1 chiếc thớt lớn kích thước khoảng 25 - 40 cm, bằng khoảng 2/3 kích thước bồn rửa chén sẽ dễ sử dụng cho mọi không gian bếp.

Chọn độ dày thớt theo loại thực phẩm thường dùng

Chọn độ dày thớt theo lượng và loại thực phẩm thường dùng

- Nếu bạn cần băm chặt thịt, cá, gà, vịt... thì 1 chiếc thớt có độ dày khoảng 2 - 5 cm sẽ tạo được sự chắc chắn, hạn chế trơn trượt trên mặt phẳng sử dụng, giúp việc sơ chế thực phẩm dễ dàng và hiệu quả hơn. Nhưng chúng sẽ khá nặng và gây khó khăn trong di chuyển, sử dụng.

Chọn độ dày thớt theo loại thực phẩm thường dùng

- Còn nếu chỉ sử dụng cho nhu cầu cắt thái rau củ, thịt thông thường mà không cần dùng nhiều lực thì 1 chiếc thớt có độ dày vừa phải khoảng 0.5 - 2 cm sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển, thao tác linh hoạt hơn, và vệ sinh cũng như bảo quản đơn giản hơn.

Chọn chất liệu thớt an toàn

Có 3 chất liệu thớt thông dụng: thớt gỗ, thớt nhựa và thớt thủy tinh. Trong đó:

Thớt thủy tinh

Thớt thủy tinh

- Là chất liệu an toàn nhất cho sức khỏe so với các loại chất liệu thớt khác, không mốc, ít bị mài mòn, hạn chế trầy xước, rất dễ vệ sinh.

- Tuy nhiên lại khó bảo quản, dễ nứt vỡ khi rơi rớt, chỉ dùng để cắt thái đơn giản, không dùng băm chặt thực phẩm được. Loại thớt này cũng được bày bán trên thị trường nhưng không phổ biến.

Thớt gỗ

- Là loại thớt khá thông dụng, hiện hữu gần như trong mọi nhà bếp gia đình hay cửa hàng ăn uống bởi chất liệu tự nhiên từ gỗ cao su, gỗ nghiến, gỗ xà cừ... dễ sử dụng vì có thể băm chặt thực phẩm thoải mái.

- Tuy nhiên, chất liệu gỗ dễ ẩm mốc nếu không vệ sinh và bảo quản đúng cách.

- Nhược điểm của thớt gỗ là sau thời gian sử dụng bề mặt bị sủi mùn và nứt, tạo điều kiện cho nước từ thực phẩm ngấm vào sâu bên trong, khó làm sạch và là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Thớt gỗ cao su ghép

- Giá thành thớt gỗ chỉ từ 35.000 đồng, phù hợp với hầu hết túi tiền của người sử dụng.

Thớt nhựa

Thớt nhựa

- Chất liệu nhẹ, không thấm nước, màu sắc và hình dạng phong phú, dùng thích hợp cho việc thái thực phẩm, không dùng để băm chặt.

- Loại thớt này dễ bị sứt mẻ và cong vênh khi tiếp xúc với nhiệt (lửa từ bếp nấu, phơi dưới nắng quá lâu trong thời gian dài), đồng thời cần được vệ sinh kỹ lưỡng vì bề mặt thớt dễ bám bẩn.

Cho nên, tuỳ vào sở thích và thói quen sử dụng mà bạn nên chọn mua loại chất liệu thớt phù hợp với nhu cầu.

Chọn hình dáng thớt

Chọn hình dáng thớt

- Chọn hình dáng thớt không chỉ nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ của người sử dụng, mà nó còn ảnh hưởng đến mục đích sử dụng trên đó.

- Thớt tròn sẽ có ích cho việc băm cắt thực phẩm, còn những chiếc thớt vuông lại cho không gian chứa nhiều hơn những thực phẩm đã được xử lý.

- Hay những chiếc thớt có hình hoa lá, con vật cũng sẽ tạo nên sự ấn tượng, đặc biệt cho không gian bếp nhà bạn.

Một chút thông tin tham khảo, hy vọng giúp người dùng có đánh giá tổng quát để có hướng chọn mua chiếc thớt dùng tốt nhất cho mục đích sử dụng của cá nhân, gia đình…

Siêu thị chúng tôi

Theo VnExpress